Đầu năm 2010, các hành vi hành hung nhà báo đang tác nghiệp gia tăng cả về số vụ lẫn mức độ trên phạm vi toàn quốc. Đỉnh điểm là vụ nhà báo Trần Thế Dũng (Báo Người Lao Động) bị những đối tượng buôn lậu hành hung đến ngất lịm tại Lạng Sơn.
Trước tình hình đó, nhóm RED đã khởi xướng các hoạt động truyền thông Bảo vệ tác nghiệp báo chí.
Cùng với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) chương trình Bảo vệ tác nghiệp báo chí đã nhận được sự ủng hộ và tham gia của khối các cơ quan quản lý, chỉ đạo của nhà nước, khối các cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo, hội nghề nghiệp trung ương và địa phương, khối các nhà tài trợ đặc biệt là Bộ Ngoại giao Anh, cùng đông đảo bạn đọc, công luận.
Qua 3 năm triển khai, dù chương trình đã thu được những kết quả cụ thể, việc tác nghiệp của báo chí đã chủ động hơn, nhưng vẫn còn nhiều phóng viên, nhà báo chưa nắm được Quyền của mình, nhiều bên liên quan chưa nghiêm túc thực thi các quy định pháp luật về tác nghiệp báo chí.
RED và các đối tác xác định Bảo vệ tác nghiệp báo chí là một con đường dài với nhiều nội dung phải thực hiện nhằm hỗ trợ báo chí phát huy vai trò trong tiến trình phát triển.
Năm 2010
- Hội thảo Tình hình hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp (chi tiết)
- Hội thảo Tác nghiệp trong tình huống nóng (chi tiết)
Năm 2011
- Dự án “Nghiên cứu- truyền thông về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí” (chi tiết)
Năm 2012
- Dự án “Tăng cường thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ tác nghiệp báo chí” (chi tiết)
Năm 2013
- Bảng cập nhật thông tin báo chí về các vụ hành hung, cản trở tác nghiệp báo chí 2010, 2011, 2012, 2013. (chi tiết)
Năm 2014
- Dự án "Tăng cường bảo vệ nhà báo ở Việt Nam" (chi tiết)-
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Thông tin liên hệ:
- Website ML: http://baovetacnghiep.red.org.vn
Văn phòng mạng lưới
Địa chỉ: P707 Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội
Tel/Fax: 0438 566 777
Email: baovetacnghiep@red.org.vn