Trong tháng 7, ghi nhận có ba vụ việc cản trở nhà báo cản trở nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp. Mức độ các̣ hành vi cản trở khác nhau. Đặc biệt, đối tượng cản trở tác nghiệp của báo chí vẫn có sự tham gia của các cá nhân, đại diện cho các cơ quan hành chính công vụ.
"Mời" ra khỏi phòng, đó là từ Phó Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Huyện Mỹ Đức Hà Nội dùng để thể hiện việc bất hợp tác với phóng viên báo Pháp luật Plus. Cùng với hành vi mời ra khỏi phòng, vị cán bộ này còn có cách xưng hô khi làm việc lệch chuẩn công chức. Với hành vi này, Chủ tịch Huyện Mỹ Đức cho biết sẽ có hình thức kỷ luật cán bộ trên. (Thông tin chi tiết xem tại đây)
Vượt qua sự cản trở bằng lời nói, cử chỉ những bảo vệ ở Nhà máy xử lý chất thải Phú Hà đã có những hành động cản trở nghiêm trọng. Cụ thể, khi phát hiện ra các nhà báo, phóng viên của Kênh truyền hình VTC14 và báo Lao động đang tác nghiệp, các bảo vệ này đã kẹp cổ, giật máy quay...buộc các nhà báo, phóng viên phải lên xe ô tô kiên trì cố thủ, đồng thời gọi điện cầu cứu các cơ quan chức năng. Được biết, đến nay diễn tiến điều tra của các cơ quan chức năng vẫn là ....đang tiếp tục điều tra. (Xem thêm tại đây)
Nếu các hai vụ việc kể trên, hành vi cản trở trái pháp luật được minh định rõ thì vụ việc diễn ra ở Long An lại phức tạp hơn nhiều. Theo đó phóng viên cho biết mình bị nhóm người tự xưng là người của thi hành án dân sự tỉnh này cản trở, lôi ra khỏi địa bàn tác nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh hành vi được cho là cản trở của những người chấp pháp, thì một số thông tin sau đó cũng xác nhận, trong nhóm nhà báo, phóng viên tác nghiệp có người đã sử dụng nhiều ngôn từ hàm ý đe dọa lực lượng làm nhiệm vụ. Ranh giới giữa đúng và sai quả thật mong manh. (Chi tiết)